Cá Loài xâm lấn

Cá vược sông Nin

Cá vược sông Nile hay cá rô sông Nile (Lates niloticus) được du nhập vào hồ Victoria năm 1954. Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi, thứ nhì thế giới nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Uganda, Kenya và Tanzania.

Hồ có diện tích 69.000 km², chu vi 3.440 km. 200 loài cá bản địa vùng hồ Victoria đã bị tuyệt chủng bởi loài cá vược sông Nile. Cá vược sông Nile cạnh tranh nguồn thức ăn với các loài cá khác trong hồ Victoria, hạn chế sự phát triển của chúng. Ngoài ra, loài cá này cũng ăn thịt các loài cá khác.

Cá rô phi

Cá Rô Phi Mozambique hay cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus) được phổ biến, du nhập vào nhiều nước trên thế giới để nuôi làm thực phẩm. Các quần thể đã thích nghi của loài này trong tự nhiên là kết quả của việc cố tình thả ra hoặc để xổng từ các trang trại nuôi chúng. Đây là một loài ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ từ tảo đến côn trùng. Chúng tạo thành các quần thể đông đặc và thiếu thức ăn trong các thủy vực sinh sống.

Cá chép

Cá chép (Cyprinus carpio) được du nhập vào các vực nước ngọt trên toàn thế giới để làm thực phẩm và làm cảnh. Loài cá chép này bị coi là một loài gây hại vì chúng thường nhanh chóng đạt mật độ cao và khuấy động làm giảm độ trong của nước, phá hủy, làm bật rễ các loài thực vật thủy sinh là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật thủy sinh. Cá chép châu Á được đưa vào Mỹ từ những năm 1970 để kiểm soát cỏ dại và ký sinh trùng, nhưng khi được thả ra sông Mississippi, chúng lại làm giảm chất lượng nước.

Một số lượng lớn cá chép châu Á đã tràn ngập các lưu vực thoát nước và các nhánh sông dẫn đến Ngũ Đại Hồ (nhóm hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới) từ những năm 1960 và 1970. Loài sinh vật này là nguyên nhân gây nhiều xáo trộn môi trường sống, đặc biệt khi chúng sinh sản với tốc độ nhanh đến mức đáng kinh ngạc, chiếm đến 50% sinh khối cá trong một môi trường nhất định. Không những thế, cứ nghe thấy tiếng động tàu thuyền là chúng lại phóng vọt lên, đâm vào người ngồi trên thuyền khiến người ta giật mình, thậm chí bị thương.

Cá trê trắng

Cá trê trắng Clarias batrachus là loài cá trê ăn thịt phàm ăn này có nguồn gốc ở Đông Á trong đó có Việt Nam và đã được du nhập vào Florida từ năm 1960 để gây nuôi. Từ đó loài cá trê này đã thích nghi và phát triển rộng rãi trong tự nhiên trên toàn bang Florida, chúng du nhập vào Florida và nhanh chóng thích nghi, phát triển một cách mạnh mẽ. Cá trê trắng chính là kẻ thù của rất nhiều loại cá bản địa vùng Florida. Vào mùa khô, một số lượng lớn loài cá trê này có thể bị dồn tập trung lại trong một số ao hồ và ăn thịt các loài cá bản địa ở đây, Cá trê trắng là kẻ thù của nhiều loài cá bản địa vùng Floria, khi chúng bị dồn tập trung lại trong một số các ao hồ thì chúng có khả năng ăn thịt các loài cá bản địa.

Cá hồi cầu vồng

Cá hồi cầu vồng (Oncorhynchus mykiss) là một loài cá cảnh phổ biến và được du nhập vào nhiều sông và hồ. Chúng đã phát triển nhanh và đe doạ loại trừ các loài cá bản địa bằng cách ăn thịt ấu trùng đồng thời còn giao phối chéo với những loài các hồi khác làm ảnh hưởng đến bộ gen của chúng. Ngoài ra chúng còn cạnh tranh loại trừ một số loài cá khác bằng cách chiếm chỗ ở của chúng.

Cá hồi nâu

Cá hồi nâu hay còn gọi là (Salmo trutta) được du nhập vào nhiều thủy vực nước lạnh trên toàn thế giới để phục vụ việc câu cá, hiện nay đã thích nghi và phát triển tốt ở nhiều nơi. Cá hồi nâu đã cạnh tranh lấn át làm giảm quần thể các loài cá bản địa (đặc biệt là các loài khác thuộc họ cá Hồi), lưỡng cư và động vật không xương sống do chúng ăn thịt, chiếm chỗ và cạnh tranh thức ăn.

Cá vược miệng rộng

Cá vược miệng rộng (Micropterus salmoides) Do thịt ngon và hấp dẫn về mặt thể thao, cá vược miệng rộng được du nhập rộng rãi khắp thế giới. Đây là một loài ăn thịt, phàm ăn, săn mồi một mình và ăn cả ngày lẫn đêm, với cái miệng rộng như tên gọi của chúng. Thức ăn của chúng gồm cá, tôm, lưỡng cư và côn trùng.

Cá diệt bọ gậy

Cá diệt bọ gậy hay cá gambu (Gambusia affinis) được du nhập vào nhiều nơi trên thế giới với một quan điểm sai lầm cho rằng chúng có khả năng diệt muỗi hiệu quả hơn so với các loài cá bản địa ăn bọ gậy, loài cá gambu này đã và đang gây hại cho các hệ sinh thái thủy vực vì đặc tính phàm ăn của chúng. Việc thả loài cá gambu để diệt bọ gậy muối vẫn đang được một số cơ quan phòng chống muối sốt rét và muỗi gây bệnh khác tiến hành.

Cá mao tiên

Cá mao tiên (Pterois volitans) Có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cá mao tiên đã vô tình xâm nhập vào vùng biển Caribbean và vùng biển ngoài khơi miền nam Hoa Kỳ vào năm 1992 sau cơn bão Andrew. Chúng đã trở thành một vấn đề rất lớn xâm lấn ở vùng biển Caribbean và dọc theo bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ. Chúng xinh đẹp, to lớn hơn các loài cá rạn san hô bản địa và luôn tìm cách chiếm đoạt các rạn san hô của những cư dân bản địa. Chúng có gai độc lớn, nhô ra từ cơ thể như bờm sư tử. Các gai độc làm cho cá không ăn được hoặc ngăn chặn hầu hết các kẻ thù tiềm năng, ới khả năng tự vệ bẩm sinh, cá sư tử không sợ hầu hết các loài sinh vật biển khác. Cá mao tiên sinh sản hàng tháng và có thể nhanh chóng phân tán trong giai đoạn ấu trùng của chúng khiến cho việc mở rộng của khu vực xâm lấn của chúng nhanh chóng. Chỉ trong vòng 30 phút, một con cá sư tử lớn có thể ăn đến 20 con cá nhỏ, và chỉ trong 5 tuần, loài này tiêu diệt đến 79% quần thể cá con.[5]

Cá hoàng đế

Trước đó, vào năm 2006, đã xuất hiện tình trạng một số loài cá ngoại lai trong đó có loài cá hoàng đế xuất hiện tại hồ Trị An ở Việt Nam. Đây là loài ngoại lai du nhập từ Nam Mỹ, do một số hộ dân nuôi cá trong lòng hồ thả xuống để nuôi làm cá cảnh. Loài cá hoàng đế xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều trong khu vực lòng hồ. Đây là loài cá ngoại lai du nhập vào trong nước bằng hình thức nhập về để làm cá cảnh. Loài cá hoàng đế ăn tạp và sinh trưởng rất nhanh, chúng ăn bất cứ thứ gì ở những vùng nước có loài này sinh sống, do đó nguy cơ mất cân bằng hệ sinh thái nguồn nước rất cao.

Cá hổ piranha

Cá hổ piranha, hay còn gọi là cá kim cương, cá răng đao (tên khoa học là Serralmus nattereri). Ðây là loài cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), thuộc loài ăn thịt, hung dữ. Nếu loài này lọt ra sống trong môi trường tự nhiên chúng sẽ tiêu diệt hết các động vật thủy sinh, khi đó khó lường hết những thiệt hại về kinh tế thủy sản, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho con người. Nhiều nước đã có quy định nghiêm ngặt đối với việc nhập loài cá này.

Cá vàng

Canada xem cá vàng thông thường là loài xâm lấn. Và lo ngại những đàn cá có kích thước dị thường sẽ đe dọa nhiều sinh vật bản địa khác. Khi số lượng bầy cá tăng nhanh và kích thước của mỗi cá thể cũng lớn hơn, chúng có thể làm thay đổi trật tự tự nhiên ở khu vực. Thậm chí, cá vàng có khả năng sống sót qua mùa đông lạnh giá và di chuyển lên miền bắc Canada. Có ghi nhận ở Canada về hiện tượng tăng trưởng kích thước quá mức của loài này. Người ta đã phát hiện một số lượng lớn cá vàng có kích thước dị thường ở miền tây nước này. Chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và ngày càng lớn hơn so với cá nuôi trong bể. Chính quyền đã kêu gọi người dân không vứt cá vàng xuống bồn cầu và tháo nước, bởi bằng con đường này, cá đã thoát ra tự nhiên và tự do sinh trưởng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loài xâm lấn http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/oc... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/huan-luyen-c... http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/22686... http://m.nld.com.vn/khoa-hoc/nuoi-bo-sat-doc--la-t... http://www.ngheandost.gov.vn/news/ar12780_Sinh_vat... http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/moi... http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-22-2011... http://thvl.vn/?p=160677 http://thvl.vn/?p=16298